Sau đây là những suy tư của thạc sĩ tâm lý Jessie Tappel, trong bài viết mang tên “Lòng thương xót giúp phục hồi và chữa lành”.
“Phúc thay ai thương xót người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.” (Mt 5: 7) Thương xót là nền tảng của đời sống Kitô hữu. Cả tội nhân và người công chính đều cần đến lòn thương xót và ơn tha thứ, không ai được miễn trừ. Đó chính là một thách đố thực sự để có thể cảm nhận và làm thế nào để đón nhận lòng thương xót và thể hiện điều này ra cho người khác. Làm cách nào để có thể tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng ta? Lòng thương xót có ích gì cho chúng ta không?
Mặc dù chúng ta đều là tội nhân nhưng Thiên Chúa mở cửa lòng thương xót để chúng ta bước vào. Thánh Tô-ma Aquinô nói: “Thể hiện lòng thương xót là đặc tính của Thiên Chúa vì đó là sự hoàn hảo vô biên cũng như sự quảng đại vô hạn của Ngài.” Thiên Chúa là nguồn gốc của lòng thương xót, ban cho chúng ta một kinh nghiệm tuyệt vời để chúng ta chiếu tỏa lòng thương xót của Ngài cho anh chị em chúng ta. Chúng ta được mời gọi đón nhận được lòng thương xót của Ngài. Như Thánh nữ Faustina viết trong cuốn nhật ký của mình “Hãy nói cho các linh hồn không đặt trái tim của mình cho lòng thương xót của Cha. Lòng thương xót của Cha hoạt động trong tất cả những tâm hồn biết mở rộng.” Thiên Chúa ước ao tuôn đổ xuống trên chúng ta lòng thương xót của Ngài, nhưng chúng ta phải biết chọn lựa để đón nhận hồng ân này. Lòng thương xót không phải là một cái gì đó tự động, chúng ta cần phải dùng ý chí của mình để tìm hiểu, suy gẫm và chọn lựa hồng ân lớn lao của lòng thương xót. Để nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, chúng ta phải nhìn nhận lỗi lầm của mình. Nhìn nhận lỗi lầm của mình là điều rất khó khăn và đôi khi là một thách đố, vì phải buông bỏ tính kiêu căng, ích kỷ nơi chúng ta.
Lòng thương xót là khi chúng ta không bị phạt vì những gì chúng ta gây nên mà đáng lý phải bị phạt. Chúng ta đã không bị hình phạt tương ứng với những gì gây nên. Chúng ta đang sống trong một thế giới công bằng, nếu bạn phạm tội bạn sẽ phải chịu hình phạt. Điều này không đúng nơi lòng thương xót của Thiên Chúa. Khi chúng ta sa ngã và tội lỗi chúng ta cảm nhận hơn về sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa trên sự yếu đuối của chúng ta. Chúng ta không bị phạt tương xứng với những gì chúng ta gây nên. Kinh nghiệm này giúp chúng ta cảm nhận sâu hơn về lòng biết ơn và sự hoán cải. Thánh Gioan Phaolô II viết trong thông điệp Dives in Misericordia: “Khi điều này xảy ra, những người là đối tượng của lòng thương xót không cảm thấy bị sỉ nhục, mà tái khám phá ơn chữa lành”. Việc đón nhận lòng thương xót và ơn tha thứ sẽ phục hồi tâm hồn chúng ta và biến đổi chúng ta. Đó là ơn phục hồi, một sự tự do. Lòng thương xót đưa đến sự thật giúp chúng ta nhìn thấy xa hơn những rào cản giữa chúng ta và Thiên Chúa và ơn trợ giúp của Ngài để chúng ta có thể vượt qua những rào cản ấy. Lòng thương xót giúp chúng ta nhận ra tình yêu của Thiên Chúa.
Có những thời điểm trong cuộc đời, chúng ta xin được tha thứ về những việc làm sai trái của mình. Ví dụ “Tôi xin lỗi” là một câu nói mà chúng ta đã được học từ bé để nhận ra lỗi lầm của mình và để sửa chữa những sai sót. Theo cảm tính, người ta thường ngại tha thứ. Tha thứ là hành động cao cả, đòi chúng ta phải chọn lựa để vượt qua cảm tính tự nhiên. Tha thứ không phải là điều dễ dàng, chúng ta phải thừa nhận với chính mình rằng chúng ta đã có kinh nghiệm đau đớn khi tha thứ và thậm chí kinh nghiệm muốn trả thù. Cần bỏ đi những kinh nghiệm đau đớn và tác hại của những hành vi xấu xa để tinh thần và tâm lý được lành mạnh. Khi có ai đó gây tổn thương, ta cảm thấy mình đau khổ thực sự. Làm sao có thể tha cho họ? Nuôi ác cảm và thù hận có thể cho ta nghị lực tạm thời, nhưng về lâu dài gây hại cho chúng ta khôn lường. Nuôi oán giận làm mất thời gian và năng lượng nơi ta, thậm chí cả khi chúng ta không hoàn toàn ý thức về nó. Cảm thông đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tha thứ. Cảm thông giúp chúng ta hiểu về quan điểm của người khác và phản ứng của họ. Điều này giúp chúng ta nhìn ra những điểm tốt hoặc hành vi tốt nơi họ. Nếu chúng ta biết tha thứ cho một ai đó, sẽ giúp chúng ta nhận ra rằng người đó không phải luôn luôn xấu và nhận ra chúng ta không phải luôn luôn tốt. Lòng thương xót thích hợp với nhân phẩm của con người. Khi chúng ta thương xót, chúng tôi phản chiếu sự tốt lành của Thiên Chúa và sự kính trọng đối với tha nhân. Lòng thương xót phục hồi phẩm giá nơi những người sa ngã và ban vinh quang sức mạnh của Chúa Kitô và sứ mạng cứu độ của Ngài.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét