Báo Công Giáo - CNA đưa tin, một linh mục tại Anh đang vận động mở án tuyên chân phước cho cha Thomas Byles, người đã từ chối rời tàu Titanic đang chìm, để giải tội, an ủi và cùng cầu nguyện với những người kẹt lại trên tàu.
Cha Thomas Byles đã có hai cơ hội để lên xuồng cứu sinh, khi tàu Titanic bắt đầu chìm vào ngày 15/4/1912.
Khoảng 1.500 người đã thiệt mạng khi tàu Titanic đâm phải một tảng băng trôi ở Đại Tây Dương vào năm 1912. Được cho là “không thể chìm”, chiếc tàu đã không trang bị đủ xuồng cứu sinh cho tất cả các hành khách trên chuyến đi đầu tiên của từ Southampton đến thành phố New York.
Cha Byles cũng đi trên chuyến tàu Titanic tới New York để chủ tọa lễ cưới cho em trai mình. Vị linh mục 42 tuổi người Anh này được thụ phong tại Rôma 10 năm trước đó và làm quản xứ nhà thờ Thánh Helen ở Essex từ năm 1905.
Chứng từ của các hành khách được tổng hợp tại trang www.fatherbyles.com
Helen Mary Mocklare, một hành khác hạng ba và là người sống sót trong vụ đắm Titanic cho biết: một thủy thủ “đã van xin cha Byles lên thuyền [cứu sinh],” tuy nhiên vị linh mục đã hai lần từ chối rời khỏi tàu.
“Ngài chúc lành, ban ân xá và kêu gọi mọi người bình tĩnh khi xảy ra tai nạn. Nhiều hành khách ấn tượng bởi sự tự chủ của vị linh mục.”
Mocklare nói tiếp: “Cha Byles đã có thể được cứu, tuy nhiên ngài không chịu rời đi nếu còn có một hành khách [trên tàu bị bỏ lại]. Khi tôi đã ở trong thuyền, và là người cuối cùng rời khỏi. Chúng tôi dần dần rời xa con tàu, nhưng vẫn nghe rõ tiếng nói của vị linh mục và đáp lại những lời cầu nguyện của ngài.”
Mocklare nói tiếp: “Cha Byles đã có thể được cứu, tuy nhiên ngài không chịu rời đi nếu còn có một hành khách [trên tàu bị bỏ lại]. Khi tôi đã ở trong thuyền, và là người cuối cùng rời khỏi. Chúng tôi dần dần rời xa con tàu, nhưng vẫn nghe rõ tiếng nói của vị linh mục và đáp lại những lời cầu nguyện của ngài.”
Hơn một thế kỷ sau đó, cha Graham Smith – linh mục quản xứ Thánh Helen, giáo xứ cũ của cha Byles – đang vận động mở án tuyên chân phước cho cha Byles.
Trong một tuyên bố với BBC, cha Smith cho biết đang tìm cách để án điều tra tuyên thánh cho vị tiền nhiệm của ngài được mở ra, một người mà ngài cho là “phi thường khi hiến mạng sống mình cho người khác.”
Quá trình tuyên thánh được bắt đầu với điều kiện vị này được nhìn nhận là “sống các giá trị Kitô giáo đến mức anh hùng”. Vị đó sẽ được tuyên chân phúc, nếu một phép lạ xảy ra nhờ vị này chuyển cầu, và được Tòa Thánh công nhận, và cuối cùng là vị này được tuyên thánh nếu có 2 phép lạ được chấp thuận.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét